AMD tuyên bố tăng cường và dẫn đầu hiệu năng trong các tựa game với dòng Ryzen 4000 G-Series

 09:06, 14/10/2020

Khi so sánh với các APU dòng Ryzen 3000 G Series, AMD đã nâng cấp bộ vi xử lý của họ lên gấp đôi số lượng nhân, tức tăng từ 4 lên 8 nhân.  Ngoài ra, AMD đã chuyển từ vi kiến trúc Zen sang Zen 2, chuyển từ tiến trình 12nm sang 7nm và cập nhật nhân đồ họa tích hợp với hiệu suất đáng kinh ngạc so với thế hệ cũ.  

Đáng buồn thay, các bộ vi xử lý này  chỉ được AMD giới thiệu với các hệ thống PC OEM, mặc dù AMD đã nhấn mạnh rằng các bộ xử lý này cũng sẽ được giới thiệu đến phân khúc khách hàng cuối. Tuy nhiên, AMD từ chối bình luận và cam kết về thời điểm ra mắt của các vi xử lý này cho thị trường người dùng cuối.

Nhờ những thay đổi về kiến ​​trúc và thiết kế trong bộ vi xử lý Ryzen 4000 G-series, AMD đã có thể mang lại hiệu suất tăng gấp 2,5 lần so với dòng Ryzen 3000 G-series cũ.  Đây là một bước nhảy vọt đáng kinh ngạc, đặc biệt là khi bộ xử lý đồ họa Radeon tích hợp của AMD tiếp tục dựa trên kiến ​​trúc Vega cũ.

Với việc ra mắt các vi xử lý Ryzen 4000 G-series, AMD đã khẳng định vị trí dẫn đầu về hiệu suất, hiệu quả và khả năng hoạt động trong các tựa game, hứa hẹn mức hiệu năng vượt quá những gì hiện có với các hệ thống dựa trên nền tảng Intel ở hiện tại.

Việc Intel tiếp tục  sử dụng tiến trình 14nm và không có nhiều cải tiến về đồ họa tích hợp cho các vi xử lý thế hệ thứ 10, điều này mang lại cho AMD một lợi thế khác biệt về hiệu suất trong các tựa game chơi và  hiệu quả năng lượng mang lại. AMD hy vọng rằng những yếu tố này sẽ thu hút các nhà xây dựng hệ thống OEM, cũng như người dùng doanh nghiệp khi đưa ra các phiên bản Ryzen Pro của dòng Ryzen 4000 G-series.

AMD có kế hoạch phát hành sáu bộ vi xử lý Ryzen 4000 G-Series, trong đó nổi bật là các vi xử lý Ryzen 7 4700G, Ryzen 5 4600G, Ryzen 3 4300G và phiên bản GE với mức TDP thấp.  Các phiên bản G tiêu chuẩn của các bộ vi xử lý này sẽ có TDP 65W và các phiên bản GE có mức TDP thấp hơn là 35W.  Nhìn sơ qua, chúng ta đều nhận ra các vi xử lý này có một số đặc tả kĩ thuật tương tự với dòng Ryzen Mobile 4000, sự khác biệt lớn duy nhất là về tốc độ xung nhịp và mức danh sách TDP. Dựa trên tốc độ xung nhịp của đồ họa tích hợp Radeon Vega của AMD, chúng ta có thể thấy rằng Ryzen 4000 G-series của AMD chứa các thay đổi thiết kế tập trung vào sức mạnh vốn đã được thể hiện trên dòng RX 5000 dựa trên kiến trúc RDNA. Dựa trên kết quả của Cinebench, AMD đang khẳng định vị trí dẫn đầu về hiệu suất đơn luồng và đa luồng so với Intel trên thị trường máy tính để bàn OEM. Trên hết, AMD tuyên bố sẽ mang lại hiệu năng trong các tựa game cao hơn đáng kể so với những gì đồ họa tích hợp của Intel có thể mang lại và mức hiệu suất năng lượng cao hơn.

Nếu số liệu và tuyên bố của AMD là chính xác,  điều này sẽ mở triển vọng hấp dẫn cho các nhà xây dựng hệ thống OEM. Bởi các nhà OEM sẽ có thể sản xuất các hệ thống tiêu thụ ít năng lượng hơn, sinh nhiệt ít hơn và hoạt động êm hơn các hệ thống dựa trên Intel.

Khi so sánh trực tiếp với Ryzen 5 3400, bộ vi xử lý Ryzen 4000G mới của AMD có thể mang lại hiệu năng đơn luồng cao hơn tới 25%, hiệu suất đa luồng cao hơn 152% và hiệu suất trong các tựa game cao hơn 19%. Kết quả này thực sự rất tốt khi thực tế là cả hai dòng TDP của CPU đều có công suất lên tới 65W. Việc cải thiện hiệu năng cho đồ họa tích hợp cho dòng Ryzen 4000 G-Series biến AMD tiếp tục bỏ rất xa đối thủ Intel. Bởi Intel đã không hề cập nhật kiến trúc đồ họa để tăng cường hiệu năng cho đồ họa tích hợp trên các vi xử lý cho hệ thống PC kể từ Kaby Lake.

Trong khối lượng công việc tạo nội dung, AMD tuyên bố sẽ cung cấp cho người dùng mức hiệu suất tăng thêm một lần nữa, hứa hẹn hiệu suất kết xuất nhanh hơn, với hiệu suất đa luồng tốt hơn.

Sự dẫn đầu về hiệu suất này là do số lượng nhân của các vi xử lý của AMD tốt hơn rất nhiều so với phía Intel. Kỳ lạ thay, AMD đã không so sánh hệ thống của họ với hệ thống Core thế hệ thứ 10 của Intel. AMD tuyên bố rằng điều này là do thiếu bộ xử lý mới nhất của Intel trên thị trường OEM, mặc dù việc sử dụng bộ xử lý thế hệ thứ 9 dù sao cũng mang lại một cái nhìn mới mẻ cho người dùng. Ở phân khúc chủ đạo, AMD cũng có kế hoạch phát hành dòng vi xử lý Althon 3000 G-series mới, trong đó mỗi vi xử lý sẽ cung cấp cho người dùng nhiều nhân / luồng hơn so với các đối thủ Intel và TDP thấp hơn.

Các bộ xử lý mới này đóng vai trò là “kim chỉ nam” cho AMD trong phân khúc máy tính để bàn, nơi AMD hy vọng sẽ vượt trội hơn các sản phẩm Pentium và Celeron của Intel. Mặc dù các vi xử lý Zen 2 chắc chắn sẽ thổi một làn gió mời vào thị trường các vi xử lý, nhưng thật đáng buồn khi mà AMD chỉ phát hành chip Renoir cho các OEM. Những người dùng yêu thích công nghệ hay DIY sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian nữa mới được cầm trên tay những vi xử lý thế hệ mới này.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

 - Địa chỉ: Số 155C, đường Nguyễn Công Trứ, khóm 8, phường 8, Thành Phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
 - Điện thoại: 0835 151 444 - 0969 829 444
- Địa chỉ email: baovinhcomputer@yahoo.com
DỊCH VỤ & HỖ TRỢ
Chính sách giao hàng
Chính sách đổi trả sản phẩm
Chính sách bảo hành